6 cách làm giảm nhịp tim khi hồi hộp cực kỳ hiệu quả

Tim đập nhanh khi hồi hộp là dấu hiệu ảnh hưởng do cảm xúc nhất thời. Tuy nhiên, hiện tượng này gây ra cảm giác khó chịu, không thoải mái. Vậy có cách nào xử lý được hiện tượng tim đập nhanh. Dưới đây là lời giải đáp của các chuyên gia vềcác cách làm giảm nhịp tim khi hồi hộp có hiệu quả.

6 cách làm giảm nhịp tim khi hồi hộp

Tim đập nhanh là khi bạn cảm nhận rõ tim đang đập thình thịch trong ngực, kèm theo đó là cảm giác hồi hộp, hụt hơi, đánh trống ngực. Nhịp tim của mỗi người là khác nhau, trung bình từ 60 – 100 nhịp/phút với người trưởng thành đang trong trạng thái nghỉ ngơi.

Thông thường, khi hồi hộp hay lo lắng hoặc trải nghiệm một cảm giác mạnh, tim của bạn sẽ có dấu hiệu đập nhanh hơn bình thường. Nếu cảm giác đó khiến bạn khó chịu, bạn có thể áp dụng một số cách sau để làm giảm nhịp tim một cách hiệu quả.

Rửa mặt bằng nước lạnh giúp giảm nhịp tim

Đây là một trong những cách làm đơn giản mà mang lại hiệu quả cao tại nhà giúp giảm nhịp tim nhanh chóng. Khi rửa mặt bằng nước lạnh sẽ gây sốc thần kinh, gián tiếp giúp máu lưu thông tốt hơn, nhờ vậy mà góp phần ổn định được nhịp tim. Do vậy, đối với người hay bị hồi hộp có thể rửa mặt bằng nước lạnh để cơ thể tỉnh táo, tim đập ổn định.

Duy trì tập thể dục đều đặn

Tập thể dục đều đặn luôn là một thói quen tốt giúp cải thiện sức khỏe. Thói quen tập thể dục thường xuyên sẽ giúp tim mạch khỏe mạnh, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh và tăng cường thể lực hiệu quả. Giữ thói quen tập thể dục đều đặn và lâu dài sẽ giúp tinh thần bạn thoải mái, tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý, đặc biệt là vấn đề tim mạch.

Cân bằng điện giải – cách làm giảm nhịp tim khi hồi hộp có hiệu quả

Tim hoạt động co bóp dựa trên xung điện tim đến từ sự chênh lệch điện tích của các ion quan trọng trong tế bào là K+, Ca2+, Na+, Mg2+. Những tác động đột ngột sẽ khiến điện tích các ion thay đổi dẫn đến rối loạn nhịp tim. 

Theo các nghiên cứu, tim đập nhanh là do nồng độ kali trong máu giảm. Do vậy, để giảm nhịp tim thì cần bổ sung nồng độ khoáng chất kali cho cơ thể. Một số thực phẩm cung cấp hàm lượng kali tốt cho sức khỏe như: bơ, chuối, các loại hạt, ngũ cốc, sữa… 

Phương pháp làm giảm nhịp tim khi hồi hộp
Phương pháp làm giảm nhịp tim khi hồi hộp

Cung cấp đủ nước

Nước chính là dung môi hòa tan các chất, môi trường cho khoáng chất hoạt động hiệu quả trong cơ thể. Không đủ nước sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, tim đập nhanh, đánh trống ngực do các chất điện giải không được hoạt động. Chính vì vậy, uống đủ nước mỗi ngày là cách giúp ổn định nhịp tim được nhiều bác sĩ tim mạch khuyên dùng. Trung bình, một ngày nên uống từ 1.5 đến 2 lít nước để cơ thể duy trì trạng thái tốt nhất, giúp cơ thể khỏe khoắn và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.

Cách làm giảm nhịp tim khi hồi hộp bằng chế độ ăn

Chế độ ăn uống dinh dưỡng và khoa học không chỉ giúp ổn định nhịp tim mà còn góp phần ngăn ngừa các bệnh tật khác. Người mắc bệnh tim được các chuyên gia khuyên nên bổ sung các thực phẩm chứa kali, canxi, natri, magie vào thực đơn hàng ngày.

Đối với những bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch, cần hạn chế ăn các đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, hạn chế lượng cholesterol có trong máu để ổn định tim mạch.

Một số thực phẩm chứa các chất điện giải như trên bao gồm: táo, chuối, cam, bơ, sữa, các loại hạt, thịt, bánh mì,… Ngoài ra, cần bổ sung vitamin và chất xơ qua các loại rau và trái cây, tránh xa các thức uống có cồn và cafein để cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa hiện tượng tim đập nhanh.

Sử dụng thuốc làm giảm nhịp tim nhanh

Biện pháp nhanh và hiệu quả nhất quả nhất nếu muốn giảm nhịp tim nhanh khi hồi hộp đó là sử dụng thuốc uống do bác sĩ kê đơn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ và làm tăng tình trạng rối loạn nhịp tim. Vì vậy, chỉ sử dụng thuốc khi có sự hướng dẫn và tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa.

Điểm danh các cách làm giảm nhịp tim khi hồi hộp
Điểm danh các cách làm giảm nhịp tim khi hồi hộp

Cần đến gặp bác sĩ khi nào?

Tim đập nhanh tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe. Vì vậy, nếu gặp những triệu chứng bất thường sau đây thì cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và nhận được chẩn đoán chính xác nhất. 

  • Tình trạng tim đập nhanh diễn ra thường xuyên và không rõ nguyên nhân.
  • Hiện tượng lo lắng, bồn chồn, hồi hộp và đau tức ngực.
  • Tim đập nhanh kèm theo các dấu hiệu khó thở.
  • Đau đầu, chóng mặt, choáng và ngất xỉu.

Trong những trường hợp trên, nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời thì người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm. Thậm chí có thể bị suy tim, ngưng tim, đột quỵ và tử vong.

Đi khám bác sĩ nếu tim bạn có bất kỳ biểu hiện bất thường
Đi khám bác sĩ nếu tim bạn có bất kỳ biểu hiện bất thường

Bài viết đã tổng hợp 6 cách làm giảm nhịp tim khi hồi hộp tại nhà hiệu quả nhất. Hy vọng thông tin hữu ích và giải đáp được thắc mắc của các bạn về những biện pháp giúp ổn định nhịp tim. Bên cạnh những cách xử lý trên thì bạn nên có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để tim mạch khỏe mạnh.