Bệnh giãn phế quản có nguy hiểm không? 3 phương pháp điều trị

Giãn phế quản là một trong những loại bệnh lý ở phổi thường gặp ở người cao tuổi. Loại bệnh này phát triển khá nhanh và đi kèm các triệu chứng khác ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy bệnh giãn phế quản có nguy hiểm không? Theo các bác sĩ chuyên khoa Phổi, giãn phế quản CÓ gây nguy hiểm với người bệnh nếu không được điều trị đúng cách.

Bệnh giãn phế quản là gì?

Giãn phế quản là sự giãn đường kính và phá hủy các phế quản lớn do nhiễm trùng và viêm mạn tính. Nguyên nhân gây bệnh thường gặp là do xơ nang, thiếu hụt miễn dịch và các nhiễm trùng tái phát, một vài trường hợp thì vô căn.

Bệnh giãn phế quản có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, thông thường thì người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Vì vậy, mỗi cá nhân cần có thói quen sinh hoạt hợp lí, ăn uống điều độ và chăm sóc sức khỏe để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh giãn phế quản.

Tổng quan về bệnh giãn phế quản
Tổng quan về bệnh giãn phế quản

Các triệu chứng thường gặp

Bệnh thường bắt đầu bằng những tổn thương phế quản khi còn nhỏ, nhưng chỉ khi hiện tượng nhiễm trùng lặp đi lặp lại nhiều lần bệnh mới xuất hiện triệu chứng rõ rệt. Các triệu chứng này sẽ phát triển nhanh kéo theo nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do vậy, cần nhận biết dấu hiệu của bệnh ngay từ đầu để có biện pháp điều trị. Dưới đây là một số triệu chứng mà người bệnh thường gặp:

  • Ho có đờm. Đây là triệu chứng thường gặp nhất ở người mắc bệnh giãn phế quản, dấu hiệu nhận thường thấy là ho thành từng cơn, cơn ho kéo dài, ho xuất hiện đờm, đờm mủ có màu xanh hoặc màu vàng.
  • Sốt cao 38 độ. Trường hợp xuất hiện viêm nhiễm, người bệnh sẽ sốt cao kèm theo triệu chứng khạc đờm nhiều hoặc đờm thay đổi màu sắc.
  • Biến dạng lồng ngực. Khi người bệnh ho quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng biến dạng lồng ngực, khó khăn trong việc hô hấp.

Ngoài ra, người bệnh có thể có triệu chứng ho khan, khó thở và tức ngực. Nếu gặp phải các triệu chứng như trên, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để xét nghiệm và nhận chẩn đoán một cách chính xác.

Các triệu chứng giãn phế quản thường gặp
Các triệu chứng giãn phế quản thường gặp

Bệnh giãn phế quản có nguy hiểm không?

Trả lời cho những thắc mắc về vấn đề “Bệnh giãn phế quản có nguy hiểm không”, bác sĩ chuyên khoa Phổi bệnh viện Đa khoa quốc tế cho biết, bệnh giãn phế quản rất nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng vô cùng nguy hiểm như:

  • Mưng mủ phổi: Dịch mủ ứ đọng ở ổ giãn gây viêm phổi hoặc áp xe hóa.
  • Ho ra máu dai dẳng hoặc ho ra máu nặng, khiến cơ thể mệt mỏi và suy yếu.
  • Suy hô hấp, suy tim phải, thoái hóa dạng tinh bột ở gan thận.

Những biến chứng của bệnh nếu không được điều trị tích cực và phòng bệnh tốt sẽ dẫn đến hậu quả xấu cho người bệnh, thậm chí có thể gây tử vong.

Bệnh giãn phế quản vô cùng nguy hiểm đến tính mạng
Bệnh giãn phế quản vô cùng nguy hiểm đến tính mạng

3 phương pháp điều trị bệnh giãn phế quản hiệu quả

Bệnh giãn phế quản không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Bệnh nhân cần đến bệnh viện khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh giãn phế quản hiệu quả.

Sử dụng thuốc kháng sinh

Sử dụng thuốc kháng sinh là phương pháp thông dụng được dùng trong đa số các trường hợp bệnh nhân bị giãn phế quản, đặc biệt là khi có những đợt bội nhiễm của giãn phế quản. Người bệnh cần sử dụng liệu trình kháng sinh trong khoảng thời gian từ 10-15 ngày để tránh bội nhiễm, thậm chí những trường hợp bệnh nặng kéo dài có thể dùng kháng sinh điều trị bệnh trong vòng 1 tháng.

Dẫn lưu đờm

Đây là liệu pháp điều trị vô cùng quan trọng và mang lại hiệu quả tích cực đối với người bệnh. Các biện pháp dẫn lưu đờm thường gặp: ho khạc đờm sâu, vỗ rung lồng ngực kết hợp với dẫn lưu tư thế hàng ngày. Tùy vị trí giãn phế quản mà lựa chọn tư thế tập phù hợp, lưu ý vùng giãn phế quản phải được đặt ở vị trí cao nhất. 

Áp dụng các biện pháp dẫn lưu đờm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Thường biện pháp này sẽ kéo dài từ 15-20 phút, một ngày nên thực hiện từ 2-3 lần.

Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Nếu người bệnh cảm thấy khó thở, thở rít sẽ được điều trị thêm bằng thuốc giãn phế quản. Các loại thuốc giãn phế quản bác sĩ thường kê: salbutamol, terbutaline, cholinergic hay bambuterol,…

Ngoài ra, người bệnh cần có lối sống sinh hoạt lành mạnh và chế độ ăn dinh dưỡng, vệ sinh đường hô hấp thường xuyên để đảm bảo sức khỏe tốt, ngăn ngừa nguy cơ xảy ra biến chứng nghiêm trọng.

Các phương pháp điều trị bệnh giãn phế quản thường gặp
Các phương pháp điều trị bệnh giãn phế quản thường gặp

Với những kinh nghiệm và kiến thức, bài viết đã giải đáp được thắc mắc về câu hỏi “Bệnh giãn phế quản có nguy hiểm không” và những phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Việc phát hiện sớm bệnh giãn phế quản có ý nghĩa quan trọng với việc chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Khi có dấu hiệu bất thường, không nên chủ quan và đến ngay cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để thăm khám và thực hiện xét nghiệm nếu cần thiết.